Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối

 Có lẽ câu nói Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than.” trong tác phẩm Trăng Sáng của nhà văn Nam Cao đã không còn xa lạ với học sinh Việt Nam. Câu nói được xem như tuyên ngôn của nhà văn Nam Cao - một nhà văn sống và cống hết hết quãng đời nghệ thuật của mình cho tình yêu đối với làng quê, với những con người nông dân chân chất, hiền lành và đặc biệt là ông luôn theo đuổi cái gọi là nghệ thuật chân chính. Với ông nghệ thuật được xây dựng từ những điều thật nhất và nó không phải là những điều gì đó xa vời. Vậy thật sự nghệ thuật có phải là ánh trăng lừa dối, điều gì để chúng ta tin vào khẳng định chắc nịch của nhà văn Nam Cao

Sơ lược về Nam Cao - Nhà văn khởi nguồn cho tuyên ngôn về nghệ thuật gắn liền với đời sống

Bắt nguồn đưa ra thảo luận nghệ thuật có phải là ánh trăng lừa dối hay không có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay đến tuyên ngôn nghệ thuật được nêu trên của nhà văn Nam Cao. Trong quá khứ, Nam Cao trước khi đưa ra tuyên ngôn đó thì ông cũng đã từng sống một quãng thời gian khá dài với việc chạy theo cái gọi là cảm xúc lãng mạn. Ông đã chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời trong một thời gian, nhưng sau đó ông nhận ra thứ văn chương đó hoàn toàn xa lạ với đời sống khổ cực trăm bề của người lao động lúc bấy giờ nên ông đã hướng ngòi bút của mình về chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực đã mang tới những giá trị mới mẻ cho ngòi bút của ông, giúp ông tìm được đâu là giá trị đích thực của cuộc sống và thật sự xác định được rõ con đường mà mình muốn đi. Chính vì điều này mà Nam Cao đã trở thành cái tên bất hủ trong làng văn học Việt Nam. 

Nghệ thuât không phải là ánh trăng lừa dối - Nam Cao
Nghệ thuật nên bắt nguồn từ cuộc sống - Quan điểm nổi tiếng từ nhà văn Nam Cao

Nghệ thuật có phải là ánh trăng lừa dối? 

Chưa bao giờ chúng ta gọi nghệ thuật là ánh trăng lừa dối và mãi mãi sau này cũng thế. Ánh trăng lừa dối kia tượng trưng cho những điều xa vời, không có thật, đó là những cảm xúc nhất thời rất dễ khiến con người dễ quên đi nhưng nếu dễ dàng như thế thì đó không phải là nghệ thuật chân chính. Nghệ thuật cũng giống như một vật phẩm có giá trị và giá trị của nó nằm ở cái ý nghĩa mà nó mang đến cho con người. Nghệ thuật văn học với những tác phẩm kinh điển giúp ta nhìn nhận những giá trị trong đời sống, giúp con người sống yêu thương và dành tình cảm cho nhau; và nếu đó là những điều viển vông, xa rời thực tế thì nó cũng chỉ sống một thời gian và sau đó cũng sẽ bị lãng quên, không một ai nhớ tới. 

Nghệ thuật chưa bao giờ là ánh trăng lừa dối và không nên là như thế
Nghệ thuật chưa bao giờ là ánh trăng lừa dối và không nên là như thế

Cuộc sống là một khu vườn đầy hương sắc hoa, màu sắc và nhà văn đóng vai trò như những chú ong cần mẫn đi tìm mật ngọt cho đời. Nhà văn không chỉ mang đến cho độc giả những nội dung có tính thông điệp mà trên hết là mong muốn tác phẩm của mình có sức mạnh làm rung động hàng triệu tâm hồn, và muốn làm được thế phải cho người đọc tin mà tin ở đây chỉ có sự thật mới làm được. Bởi thế Nam Cao mới cho rằng nghệ thuật “không cần” và “không nên là ánh trăng lừa dối”. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than. Ánh trăng cao xa, huyền hảo, lãng mạn nhưng nó không thể phản quang cuộc đời đầy rẫy những điều như đói, rét, bệnh tật và bất công? Cái đẹp là những gì ở bên trên cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật chỉ là vẻ đẹp kì diệu của thế giới siêu thoát, thanh cao, là mở đầu và tận cùng của tất cả.

Muốn văn học bền vững và tồn tại được, nghệ thuật phải cắm rễ vào đời sống thật. Nhà văn nổi tiếng M.Gorki đã cho rằng “Người tạo nên tác phẩm là tác giả nhưng người quyết định số phận của tác phẩm là độc giả”. Người đọc chỉ ủng hộ và tạo nên số phận tốt đẹp của tác phẩm chân chính và nó đề cập đến hiện thực đời sống của chính họ. Họ bắt hình ảnh đời sống, con người của họ ngay trong chính những tác phẩm mà nhà văn viết ra. Đồng cảm với vấn đề này, nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng cho rằng “sự thực ở đời”. Nhà văn tạo nên một tác phẩm có giá trị khi họ đủ trải nghiệm, sống hết mình cũng như biết suy nghĩ và hòa cùng nỗi trăn trở với những nỗi đau của số phận con người trong xã hội, đồng thời biết gợi lên những vấn đề mà nhiều người trong cuộc sống không nhìn thấy được. 

Tác phẩm nghệ thuật chân chính giúp sống mãi trong lòng khán giả
Tác phẩm nghệ thuật chân chính giúp sống mãi trong lòng khán giả

Đương nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi nghệ thuật quá nhiều đến mức chỉ nói lên những hiện thực trong cuộc sống, nghệ thuật cần có chất riêng và nó đảm bảo được giá trị nội dung và giá trị hiện thực như thế mới là một tác phẩm chân chính và ở lại mãi với khán giả. 

KẾT LUẬN

Nghệ thuật chiếm một vị trí không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người trong cuộc sống, là món ăn tinh thần “béo bở” mà ai cũng cần phải nạp. Sẽ như thế nào nếu nghệ thuật cứ mãi chạy theo những giá trị không thật, mơ hồ đâu đó ngoài kia? Sống trong xã hội ngày hôm nay, chúng ta cần xác định được giới hạn của việc chạy theo những mộng tưởng và biết được đâu là điều làm nên giá trị cuộc sống thực tại. Và nghệ thuật có phải là ánh trăng lừa dối? Câu trả lời đã có ở những chia sẻ trên, hy vọng đã giúp bạn có thể cách nhìn về vấn đề này.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.